Trong kho tàng làng sứ Việt Nam, sành sứ Móng Cái hiện nay chỉ được nhắc tới với những dòng ngắn ngủi như những tiếng ta thán cho một ngành nghề tinh hoa đã đi vào quên lãng. Đối với dân sưu tầm thì đồ sành sứ Móng Cái được đánh giá như một loại đồ không hấp dẫn, rẻ tiền và nếu có dự định đầu tư thì xem ra không đúng chỗ...
Là một dòng sản phẩm truyền thống, sành sứ Móng Cái mang nhiều dáng dấp gốm sứ Nam Trung Hoa với nhiều chủng loại như: ấm chén, bát đĩa, ấm tích, liễn, âu, lọ, gối, đèn, bình vôi, điếu. Ngoài ra, còn có một số lượng đáng kể sản phẩm có kích thước lớn như: choé, bình, chum, đôn, thống. Một số nhà nghiên cứu gốm sứ ở Cảnh Đức Trấn đã ngạc nhiên khi nhìn thấy những sản phẩm kích thước lớn này và nhận xét rằng, nếu ở Trung Quốc thì đây là sản phẩm của “lò Tướng Quân”.
Các sản phẩm của sứ Móng Cái có màu sắc không trắng trong hay trắng đục, cũng không phải màu xanh ngọc thạch, mà là màu trắng phớt xanh. Màu hoa trang trí chủ yếu là màu lam với các sắc độ đậm, nhạt, tươi, sẫm khác nhau được tạo ra bằng màu xanh cô ban.
Là một dòng sản phẩm truyền thống, sành sứ Móng Cái mang nhiều dáng dấp gốm sứ Nam Trung Hoa với nhiều chủng loại như: ấm chén, bát đĩa, ấm tích, liễn, âu, lọ, gối, đèn, bình vôi, điếu. Ngoài ra, còn có một số lượng đáng kể sản phẩm có kích thước lớn như: choé, bình, chum, đôn, thống. Một số nhà nghiên cứu gốm sứ ở Cảnh Đức Trấn đã ngạc nhiên khi nhìn thấy những sản phẩm kích thước lớn này và nhận xét rằng, nếu ở Trung Quốc thì đây là sản phẩm của “lò Tướng Quân”.
Các sản phẩm của sứ Móng Cái có màu sắc không trắng trong hay trắng đục, cũng không phải màu xanh ngọc thạch, mà là màu trắng phớt xanh. Màu hoa trang trí chủ yếu là màu lam với các sắc độ đậm, nhạt, tươi, sẫm khác nhau được tạo ra bằng màu xanh cô ban.
Choé - Một trong những sản phẩm sứ Móng Cái. |
Về hoa văn trang trí và nội dung cũng rất phong phú. Ngoài các bức tranh vẽ phong cảnh, sơn thuỷ lâu đài, các loại hoa kiểu như hoa sen, cúc, mẫu đơn, phù dung, mai, tùng, trúc, chim trĩ, chim sẽ, chim công, chim ưng, hạc, còn có tứ linh rồng, phượng, lân, rồng. Đáng chú ý là nội dung các bức tranh thường có ý thức đạo giáo, nho giáo và các văn nhân nho sĩ nổi tiếng trong lịch sử và khá nhiều bản vẽ là minh hoạ các sự kiện, các điển cố. Một số sản phẩm dưới đáy hoặc vai ghi một số ký hiệu như con số VI, chữ +, các chữ Pk, Ta v.v.
Theo Hiệp hội gốm Việt Nam, hoạ pháp của gốm sứ Móng Cái được phân theo các thời kỳ rõ rệt. Thời kỳ trước năm 1950, gốm sứ Móng Cái có những đường nét hoa văn lão luyện, bút pháp cứng cáp, sắc thanh hoa không quá chói; nước men trắng có sắc xanh nhạt - đặc trưng của những sản phẩm được nung bằng lò củi. Từ năm năm 1950 đến năm 1969, nét vẽ bị thô phác, bắt đầu có dấu hiệu của sự thoái hoá. Sắc cô ban đã có ánh chói của cô ban nhân tạo, cốt thai kém độ mịn, xám đục tuy nước men vẫn có phần đảm bảo chất lượng ban đầu. Trên phương pháp tạo hình, sành trắng Móng Cái có đủ mọi loại hình thương phẩm: từ bát, đĩa, chén, lò hương, ấm trà, lọ hoa, cho đến choé, bình, chum vại, thống, chậu cây, đôn. Giai đoạn này cũng đã thấy xuất hiện những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp Việt Nam như các cọc điện sành trắng... Ở giai đoạn cuối cùng (từ 1969 đến 1978), hoạ pháp là sự chống đỡ yếu ớt biểu hiện qua những cốt thai, chất men hay những hình vẽ, biểu hiện của một thời chiến khó khăn và nó đã tuyệt đối chấm dứt hoạt động cuối năm 1978, khi mà chiến sự vùng biên giới Việt Trung bắt đầu. Lúc đó, toàn bộ khu lò Móng Cái đã được chuyển về Quảng Yên và sự hoạt động yếu kém của nó đã thực sự chấm dứt vào năm 1985.
Theo những di vật còn sót lại, khu lò gốm sứ Móng Cái được hình thành cách đây khoảng 130 năm và toạ lạc tại phố Lò Bát, phường Trần Phú (Móng Cái) ngày nay. Khu lò do các chủ lò và thợ gốm người Hoa sang Móng Cái dựng lò lập nghiệp và phát triển mạnh vào nửa đầu thế kỷ XX.
Lò nung gốm sứ Móng Cái thời kỳ này thuộc loại lò bầu (tức lò rồng), có các buồng lò riêng biệt nối tiếp nhau dài khoảng 20 - 80m và có khoảng 18 - 20 buồng lò. Với công nghệ lò rồng nung, Ceramic Móng Cái đã được giới chuyên gia khẳng định là địa chỉ đầu tiên ở Việt Nam áp dụng loại công nghệ này, sau đó mới phát triển vào Bát Tràng và Cây Mai vào đầu thế kỷ XX.
Theo Hiệp hội gốm Việt Nam, hoạ pháp của gốm sứ Móng Cái được phân theo các thời kỳ rõ rệt. Thời kỳ trước năm 1950, gốm sứ Móng Cái có những đường nét hoa văn lão luyện, bút pháp cứng cáp, sắc thanh hoa không quá chói; nước men trắng có sắc xanh nhạt - đặc trưng của những sản phẩm được nung bằng lò củi. Từ năm năm 1950 đến năm 1969, nét vẽ bị thô phác, bắt đầu có dấu hiệu của sự thoái hoá. Sắc cô ban đã có ánh chói của cô ban nhân tạo, cốt thai kém độ mịn, xám đục tuy nước men vẫn có phần đảm bảo chất lượng ban đầu. Trên phương pháp tạo hình, sành trắng Móng Cái có đủ mọi loại hình thương phẩm: từ bát, đĩa, chén, lò hương, ấm trà, lọ hoa, cho đến choé, bình, chum vại, thống, chậu cây, đôn. Giai đoạn này cũng đã thấy xuất hiện những sản phẩm phục vụ cho công nghiệp Việt Nam như các cọc điện sành trắng... Ở giai đoạn cuối cùng (từ 1969 đến 1978), hoạ pháp là sự chống đỡ yếu ớt biểu hiện qua những cốt thai, chất men hay những hình vẽ, biểu hiện của một thời chiến khó khăn và nó đã tuyệt đối chấm dứt hoạt động cuối năm 1978, khi mà chiến sự vùng biên giới Việt Trung bắt đầu. Lúc đó, toàn bộ khu lò Móng Cái đã được chuyển về Quảng Yên và sự hoạt động yếu kém của nó đã thực sự chấm dứt vào năm 1985.
Theo những di vật còn sót lại, khu lò gốm sứ Móng Cái được hình thành cách đây khoảng 130 năm và toạ lạc tại phố Lò Bát, phường Trần Phú (Móng Cái) ngày nay. Khu lò do các chủ lò và thợ gốm người Hoa sang Móng Cái dựng lò lập nghiệp và phát triển mạnh vào nửa đầu thế kỷ XX.
Lò nung gốm sứ Móng Cái thời kỳ này thuộc loại lò bầu (tức lò rồng), có các buồng lò riêng biệt nối tiếp nhau dài khoảng 20 - 80m và có khoảng 18 - 20 buồng lò. Với công nghệ lò rồng nung, Ceramic Móng Cái đã được giới chuyên gia khẳng định là địa chỉ đầu tiên ở Việt Nam áp dụng loại công nghệ này, sau đó mới phát triển vào Bát Tràng và Cây Mai vào đầu thế kỷ XX.
Bá Khang