Dịch vụ seo - Quảng cáo trực tuyến hiệu quả - Đào tạo seo - Khóa học Seo miễn phí giá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords giá rẻ ổn định, Hướng dẫn Seo,

công ty seo

Home » » Mua và sử dụng máy phát điện thế nào cho tiện dụng?

Mua và sử dụng máy phát điện thế nào cho tiện dụng?

Sản phẩm máy phát điện có thể giúp giải tỏa tức thì nhu cầu dùng điện của mỗi gia đình khi mất hoặc bị cắt điện. Tuy nhiên, máy chỉ phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao khi có công suất và biết cách sử dụng hợp lý.
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại máy phát điện khác nhau như Huyndai, Cummins, Iveco, Caterpilar, Volvo, Misubishi, Komatsu, Honda, Hữu Toàn, TL Powe… trong đó, các sản phẩm xuất xứ nước ngoài, liên doanh thường có tính năng kỹ thuật và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, giá của những máy phát điện đó thường cao hơn nhiều so với các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất. 
Hiện các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng có nhiều công suất, mẫu mã, chủng loại cũng phong phú, chất lượng đang “tiệm cận” với hàng của các tập đoàn công nghệ thiết bị hàng đầu thế giới. Hơn nữa, giá thành của sản phẩm do trong nước sản xuất thường hợp lý, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Các chuyên gia chế tạo máy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, chưa cần quan tâm tới giá cả sản phẩm, khi dùng máy phát điện, người sử dụng cần hiểu tính năng, công dụng, công suất và một số lưu ý đối với máy phát điện.
Cụ thể, khi chọn mua, người tiêu dùng cần thống kê đầy đủ các thiết bị cần dùng diện của máy phát. Để tăng tuổi thọ và độ bền máy, nên chọn máy có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10 – 25%. Bởi khi chọn công suất thấp hơn, máy sẽ chạy quá tải và độ bền máy sẽ không đảm bảo. Tuy vậy, người tiêu dùng cũng không nên chọn máy có công suất quá cao bởi sẽ dẫn đến giá thành cao, máy chạy non tải cũng làm tăng tiêu hao nhiêu liệu và giảm tuổi thọ.
Lựa chọn máy phát, người dùng cũng cần xem xét cẩn thận về các thủ tục như hóa đơn, hướng dẫn dùng, giấy bảo hành, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Do máy phát điện dùng dầu hoặc xăng, trong quá trình chạy, máy sẽ thải ra khí CO, chính vì thế, khi dùng cần phải đặt máy ở chỗ thoáng, không ẩm ướt. Đặc biệt, không đặt máy ở trong nhà khi vận hành. Nếu làm như vậy rất dễ bị ngộ độc khí thải.
Trong quá trình chạy, máy phát ra tiếng ồn lớn, ảnh hưởng tới người xung quanh, vì thế khi chọn mua sản phẩm cần phải tư vấn rõ ràng từ nhân viên bán hàng, nên chọn những sản phẩm có độ ồn nhỏ.
Theo kinh nghiệm của anh Phạm Bá Phương - ở Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội), nếu mua máy phát dùng, sợ tiếng ồn, nên để máy ở xa hoặc để máy trên sân thượng, tiếng ồn sẽ giảm đi. Hoặc trên thị trường hiện cũng có những loại máy có hệ thống giảm thanh, người tiêu dùng nên ưu tiên lựa chọn.
Theo Công ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại Hòa Lực, nhà phân phối các sản phẩm máy phát điện, nếu người dùng chọn máy phát điện ở chế độ dự phòng mất điện lưới với thời gian ngắn, dưới 12 giờ, nên chọn máy phát điện với công suất trên là công suất dự phòng (Stand-by Power). Còn nếu mua máy phát chạy liên tục thay cho điện lưới với thời gian trên 12 giờ thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất liên tục (Prime Power). Với trường hợp dùng máy phát điện chạy ở nguồn chính, không có điện lưới thì nên chọn máy công suất trên là công suất liên tục nguồn chính (Continuous Power). Những công suất và thông tin như vậy thường in và ghi rõ trong nhãn mác, tờ rơi giới thiệu sản phẩm, người tiêu dùng nên quan tâm.
Khi sử dụng máy phát điện, người dân cũng cần đặt máy ở chỗ phẳng, khô ráo, có mái che và thoáng khí. Tránh trường hợp bị điện giật, người sử dụng phải luôn giữ cho máy khô và không vận hành khi trời mua hoặc ẩm ướt. Khung, vỏ máy khi vận hành phải được tiếp đất (nối từ điện cực tiếp đất ở phía sau hộp điện đến cọc tiếp đất bằng dây dẫn điện 11 mm2). Nếu trong quá trình vận hành máy nhiên liệu, người sử dụng cần tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Nguyên nhân, khi xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể dễ dàng gây nguy cơ bốc cháy. Đặc biệt, chỉ sử dụng nhiêu liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy. Nên nối các thiết bị sử dụng với nguồn điện của máy phát điện qua Aptomat tổng. Phải dùng loại dây dẫn có cách điện tốt, chịu được công suất của các thiết bị đang sử dụng. Nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn để thuận tiện cho thao tác chuyển nguồn khi có điện lưới. Trước khi chuyển nguồn điện bằng cầu dao, hãy cắt điện Aptomat tổng. Nếu trong trường hợp các gia đình lâu không dùng máy phát điện, để đảm bảo độ an toàn thỉnh thoảng nên khởi động lại máy.
Ai cũng biết rằng, máy phát điện không phải “trường tồn với thời gian”, vì thế, khi dùng nên kiểm tra mức dầu máy dùng bôi trơn, và nước làm mát sau 50 đến 100 giờ chạy máy đầu tiên. Kiểm tra sự rò rỉ dầu máy và nguyên liệu, độ căng dây đai quạt gió, thay mới dầu máy và vệ sinh bộ lọc dầu máy. Không bao giờ sử dụng máy phát điện cơ động trong gara, nhà để xe, tầng hầm, gầm sàn hoặc ở một nơi khép kín hoặc khép kín một phần, ngay cả khi có thông gió. Sử dụng & cất trữ nhiên liệu cho máy phát điện an toàn, không để máy làm việc quá tải…
1/. Kiểm tra: - Kiểm tra dầu nhớt, nếu thiếu phải bổ sung, tránh tình trạng thiếu nhớt dẫn đến bó biên.
- Kiểm tra nước làm mát, tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến nóng máy, bó piston, thổi zoăng quylat.
- Kiểm tra dây Curoa xem có trùng không, nếu trùng phải tăng.
- Kiểm tra đầu bọc ắc quy xem có chặt không, nếu lỏng phải xiết lại, tránh tình trạng mô ve nổ bình ắc quy, chập cháy máy.
- Kiểm tra nước acid trong bình ắc quy xem có đủ không, nếu thiếu phải đổ bổ sung.
- Kiểm tra cầu đấu ra phụ tải xem có lỏng không, nếu lỏng phải xiết lại, tránh tình trạng để lỏng dẫn đến mô ve chập điện, cháy máy.
2/. Nổ máy: Cho máy nổ khoảng 03 phút. Kiểm tra nhiệt độ nước xem có ở mức an toàn không (70-90 độ)
- Kiểm tra máy xem có tiếng nổ khác lạ không, nếu có khắc phục.
- Kiểm tra áp suất dầu nhớt có ở mức an toàn không? (mức an toàn từ 2,5 kg đến 6 kg).
- Kiểm tra xem điện áp có đủ không (từ 380V đến 400V)
- Kiểm tra tần số xem có đủ không? (từ 50Hz đến 52Hz)
- Nếu áp suất, điện áp, tần số không đủ phải chỉnh cho đủ. Kiểm tra nạp ắc quy xem có nạp không.
3/. Tắt máy: Cắt hết các phụ tải, cắt Attomat, tắt máy
4/. Bảo dưỡng máy: Phải vệ sinh công nghiệp trước và sau mỗi ca máy làm.
- Phải chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ, đề phòng xảy ra sự cố.
- Đề nghị những ai không có nhiệm vụ không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
- Sau 200 giờ chạy máy phải thay dầu nhớt, lược dầu và lược nhớt.
- Vệ sinh bình chứa nhiên liệu dầu Diesel
- Dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel có tăng áp.
- Trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn, thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.
Ở đâu đào tạo Seo 1 kèm 1 và quảng cáo Google Adwords bền vững?

Từ khóa mới

Được tạo bởi Blogger.
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS

thép hình - thép ray - Thép ống - Thép tấm

Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.