Dịch vụ seo - Quảng cáo trực tuyến hiệu quả - Đào tạo seo - Khóa học Seo miễn phí giá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords giá rẻ ổn định, Hướng dẫn Seo,

công ty seo

Home » » Men của Gốm

Men của Gốm


Men là lớp thủy tinh mỏng trên bề mặt của Pottery, men như lớp áo bảo vệ cho xương gốm và men cũng vô cùng đa dạng và phong phú.

Men: Có hai loại chính: men nhẹ lửa và men nặng lửa. Giữa hai loại đó, có loại trung gian: men lửa vừa. Men nhẹ lửa thấp nhất là 600o, như men làm bằng ôxy chỉ đơn giản thường thấy ở một số tượng gắn non bộ; men nhẹ lửa cao nhất là 900o, như một số loại men của sành xốp. Men nặng lửa thông thường từ 1280o đến 1300o. Đó là loại men sành, sứ phương Đông. Có loại lên đến 1400o như nhiều men sứ châu Âu. Men màu là loại men trắng pha với ôxy màu thành men màu, như một số lư hương Bát Tràng thế kỷ 16, 17 tô nhiều men màu chảy quyện với nhau rất đẹp. 

Xét về nguyên lý, thì mọi chất qua độ lửa nhất định đều phải chảy. Men và xương đất đều là những chất được nung qua độ lửa. Chỉ khác là men chảy khi xương đất chưa chảy (như sành xốp, đất nung) hoặc xương đất mới chảy ở độ kết dính, ở độ "thấu minh" (như sành cứng, sứ). Đó là do tỷ lệ chất dễ chảy giữa men và xương đất khác nhau trong cùng một độ lửa. Như vậy, bí quyết trong nghề gốm có men, không phải ở chỗ làm thế nào cho men chảy, mà chính là làm thế nào để giữa xương đất và men ăn khớp nhau qua độ lửa. 

Men trắng có hai dạng: men trắng đục và men trắng trong. Men trắng đục xuất xứ vùng Tiểu Á, gốc từ ôxy thiếc, phần lớn ở độ lửa vừa, có tác dụng che phủ bề mặt của xương đất xốp còn sống. Men này sớm phổ biến ở châu Âu, thích hợp với loại sành xốp. Do men trắng đục, nên người ta hay làm màu trên men. Vì nếu màu dưới men thì bị chất trắng đục che mất. Ở châu Á, cách làm men trắng trong đã có từ thời rất xưa và khá phổ biến. Do men trắng trong (mà gốc là chất si-li-cát + kiềm), nên việc vẽ màu dưới men rất đạt và có nhiều kinh nghiệm truyền thống, hiện vật gốm nung ra có độ sâu óng ánh. Nói về lịch sử men trắng trong, thì người San-đê (Chaldéens) vùng Tiểu Á xưa cách 500 năm trước Công nguyên, đã biết đốt cây lấy gio để làm ra, nhưng sau khi bị thất truyền. Ở Trung Quốc, đời Thương (1766 - 1122 trước Công nguyên) đã biết làm men gio. Ở châu Âu, thế kỷ 16, mới biết dùng men si-li-cát kiềm nặng lửa do Béc-na đờ Pa-lít-xy (Bernard de Palissy) tìm ra, làm thay đổi bộ mặt sành trắng của Pháp có bề sâu, nhất là đối với loại gốm có trang trí nổi. 
Sản phẩm chóe gốm vẽ màu xanh coban rồi phủ men trắng trong suốt
chóe gốm,bình gốm,gốm phong thủy,gốm trang trí

Cũng cần nói thêm một số điểm dễ ngộ nhận trong lĩnh vực men gốm: 
- Trước tiên là nói đến men ngọc: Men ngọc vốn có từ xưa ở nhiều nước châu Á, như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan... Men ngọc do gốc từ si-li-cát + kiềm, cộng thêm tạp chất có nhiều hàm lượng ôxy sắt mà thành. Đây là do ngẫu nhiên trong quá trình nung tạo gốm theo phương thức châu Á mà tìm ra. Về sau, người ta chủ động làm ra men ngọc với chất lượng mỗi ngày mỗi cao. Như ở Trung Quốc, mãi đến đời Bắc Tống, mới tập trung tìm và khai thác chất ngọc trong men gốm. Như vậy, men ngọc, hàm lượng ôxy sắt, phải nung theo lửa hoàn nguyên (tức là lửa khử ôxy), thì màu sắt đó mới chuyển sang màu ngọc xanh dịu. Nếu nung theo độ lửa ôxy, thì sẽ ra màu "ngọc nâu". Nếu lửa bị chi phối cả hai chiều, thì sẽ ra màu vàng úa. Ngay xương đất có nhiều tạp chấp chứa hàm lượng sắt cao, cũng giúp cho màu ngọc thêm đậm đà (như sứ "bí sắc" lò Long Tuyền thời Nam Tống). 

Gốm men ngọc thường trang trí hoa văn chạm khắc chìm. Những chỗ trang trí nông sâu không đều làm cho men đọng lại chỗ dày chỗ mỏng, càng tôn vẻ quí của loại gốm men ngọc. 
Một sản phẩm men ngọc Gốm Yên Lam của công ty Hoàng Giang
Đèn xông tinh dầu,lò đốt tinh dầu,đèn gốm

Điều dễ lầm lẫn trong nhiều tư liệu ghi lại thành sách, là qua hiện tượng màu men khác nhau, có người không ngờ đó là do lửa, mà tưởng đó là do những công thức men khác nhau cũng như chỗ dày chỗ mỏng của men ngọc, có người ngộ nhận đó là do tô vẽ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. 

Người ta cũng thường giới thiệu men ngọc là men Đông Thanh (kể cả men ngọc Việt Nam). Điều đó không đúng. Ở Trung Quốc, có xuất hiện lò Đông, hoặc lò Đông thời Bắc Tống đến đời Minh, Thanh và sản xuất ra gốm men ngọc gọi là đồ Thanh Đông, hoặc đồ Thanh. Sau này, ở Cảnh Đức Chân, lò dân cũng sản xuất ra gốm men ngọc tinh có, thô có, và gọi là đồ Đông Thanh. Vậy gốm Đông Thanh là tên gọi rất muộn của một loại gốm men ngọc. Không thể lấy tên Đông Thanh để gán cho mọi loại gốm men ngọc ở bất cứ thời nào, và ở bất cứ nước nào. 

Gốm men ngọc, châu Âu gọi là xê-la-đông (Céladon), lại thông qua một nghĩa ngẫu nhiên phức tạp khác: Do gốm men ngọc phương Đông được giới thiệu qua châu Âu quá đẹp, đẹp như màu áo nguyệt bạch của chàng Xê-la-đông trong vở kịch A-xtơ-rê (Astrée) nổi tiếng của Uốc-phê (Honnoré d'Urfé: 1610 - 1627). Từ đó, gốm men ngọc được đặt tên là Xê-la-đông. 

Men lý hiện nay phổ biến trên thị trường Hà Nội thì không phải men ngọc, vì màu rợ và thiếu bề sâu, do pha chất ôxy, crôm, dễ hóa thành men tây thông thường. 

- Men lục cả men huyết bò từ ôxy đồng: 

Ôxy đồng pha vào một công thức men chảy nhất định, có thể trở thành màu men lục, nếu nung lửa hoàn nguyên; hoặc màu đỏ huyết bò, nếu nung lửa ôxy. Khi lửa đi theo hai chiều thì hiện vật nung ra có thể nửa xanh nửa đỏ lỗ chỗ không đều, hoặc màu vàng úa. Đó cũng là do lửa chứ không phải do nhiều công thức men khác nhau. 

Lọ hoa men huyết dụ, 1 loại men khó tính và đắt giá
bình gốm,lọ hoa,bình trang trí,gốm men huyết dụ,pottery vase


NGUYỄN VĂN Y


Top Google: Pottery & Ceramic
Ở đâu đào tạo Seo 1 kèm 1 và quảng cáo Google Adwords bền vững?

Từ khóa mới

Được tạo bởi Blogger.
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS

thép hình - thép ray - Thép ống - Thép tấm

Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.